Bước 1: Tất cả thực phẩm ở trong tủ lạnh phải được lấy ra ngoài. Điều đầu tiên, tủ lạnh phải hoàn toàn trống rỗng, không chứa bất cứ thứ gì. Vứt hết tất cả thực phẩm hư hỏng, không sử dụng hoặc đã quá hạn sử dụng.
Bước 2: Các loại thực phẩm như bơ, pho mát nên để ngay gần cánh cửa ngăn mát tủ lạnh hoặc để ở kệ trên cùng của cánh cửa tủ. Làm như thế sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được hương vị phù hợp để chế biến thức ăn.
Bước 3: Những kệ còn lại của cánh cửa tủ, là nơi đặt nước sốt, gia vị. Ví dụ như: tương ớt, nước sốt cà chua v.v…
Bước 4: Kệ lớn nhất của tủ lạnh là nơi dùng để đặt các loại đồ uống của bạn và gia đình, do chúng là loại mặt hàng mà mọi người thường xuyên sử dụng.
Bước 5: Tủ lạnh thường sẽ có ít nhất 2 ngăn kéo ở phía dưới cùng. Để các loại rau, củ quả như xà lách, cà chua… Ngăn thứ hai được dùng để đặt các loại thực phẩm dạng thịt mà không cần phải bảo quản đông lạnh, ví dụ: xúc xích, bánh sandwich… Nếu gia đình bạn không hay dùng các loại thịt như thế thì ở ngăn thứ 2 này bạn có thể đặt trái cây.
Bước 6: Tiếp theo là phân loại các thực phẩm còn lại. Các loại thực phẩm như sữa chua, kem, trứng… các thực phẩm tương tự được để trên cùng một kệ. Tất cả các thức ăn thừa đặt trên một kệ. Còn lại những thực phẩm tương tự nhau được đặt trên một kệ.
Bước 7: Trên ngăn đông tủ lạnh, kem, thịt, thực phẩm đông lạnh, “thức ăn thừa” cần được phân loại đặt ở những chỗ khác nhau.
Chỉ cần thực hiện theo 7 bước như hướng dẫn ở trên là thực phẩm trong tủ lạnh của bạn đã được phân loại và sắp xếp một cách khoa học và hợp lí. Chúc các bạn thành công!