– Nước bóng, nước làm bóng chén đĩa hay nước trợ xả là hóa chất hỗ trợ cho quá trình, giúp làm tăng độ bóng sáng, sạch sẽ, khô ráo cho chén đĩa, đồ thủy tinh trong đẹp, không đọng vết nước khô trên bề mặt.
– Muối làm mềm nước (dạng bột) là một loại muối chuyên dụng cho máy rửa bát, nó có công dụng làm mềm hóa nước, giảm độ cứng của nước, giảm và ngăn cản sự đóng cặn, vôi hóa của các tạp chất tích tụ dần trong đường ống nước qua quá trình sử dụng máy.
– Bột rửa (dạng bột), viên rửa (dạng rắn) là chất tẩy rửa chén đĩa chuyên dụng cho máy rửa bát dùng để làm sạch chén đĩa, không sử dụng nước rửa chén cho máy.
– Một số nhà sản xuất tạo nên các viên rửa có công dụng như chất tẩy rửa + nước bóng nhưng để đảm bảo hiệu suất tẩy rửa chén đĩa và duy trì độ bền cho máy, bạn vẫn nên dùng thêm nước nóng khi dùng các viên rửa này.
– Trong lần đầu sử dụng, bạn đổ muối làm mềm nước vào máy trước, đổ khoảng 1 hộp 1.2 kg, đổ vừa đầy và đậy nắp lại. Trường hợp nếu bạn đổ muối không đủ lượng vào máy, đèn báo cho chỉ số muối sẽ chuyển sang màu đỏ và bạn cần thêm muối vào. Nếu đổ sai vị trí, chỉnh máy ở chế độ “Pre-rinse” để loại bỏ muối ra khỏi máy và đổ đúng vị trí.
– Đổ tiếp nước bóng vào ngăn chứa chuyên dụng, chỉ đổ đến mức Max tầm 50 ml, thông thường khi đổ đủ lượng, đèn báo nước bóng sẽ tắt.
– Tiếp theo, với viên rửa, bạn chỉ cần cho nó vào vị trí đặt chất tẩy rửa chuyên dụng, còn với bột rửa, đổ vào ngăn chứa lượng vừa đủ, đậy nắp lại trước khi bắt đầu chương trình rửa chén đĩa.
+ Khi dùng bột rửa để biết cách đo lường, bạn dùng muỗng múc bột sữa 30 ml của trẻ, tính theo tiêu chuẩn cho máy rửa 12 bộ như sau:
+ Khi đổ bột vào máy thì đổ ½ vào ngăn chứa chuyên dụng và ½ đổ ra ngoài nắp máy rửa bát.
– Trước khi đặt chén đĩa vào máy, bạn không cần tráng qua nước nhưng cần loại bỏ thức ăn thừa như xương, rau… để tránh gây tắc nghẽn bộ lọc, lỗ phun nước, dễ làm máy hư hỏng.
– Với nồi chảo có vết cháy thức ăn, ngâm vào nước ấm trước rồi mới đặt vào ngăn dưới của máy.
– Nên sử dụng “chương trình rửa nửa tải” hoặc chương trình tương tự khi rửa ít chén đĩa để tiết kiệm điện, nước hơn. Nếu chọn chương trình, bạn không nên rải chén đĩa vào các ngăn mà chỉ nên đặt vào 1 ngăn và các ngăn khác nên để trống.
4. Những lưu ý khi sử dụng khác
– Đặt chén đĩa trong ngăn đựng phải đảm bảo chúng cố định, không thể di động để tránh nó làm rối vòng xoay của nước trong quá trình rửa.
– Không đặt chồng chén đĩa vào nhau hay đặt lên các vật khác.
– Không đặt quá nhiều chén đĩa vào 1 ngăn đựng, chúng dễ bị rơi và làm nghẽn nhánh nước, máy bơm.
– Các loại đồ dùng như chai, ly, tách, nồi, chảo nên đặt theo hướng úp ngược xuống để tiện thoát nước, ly tách không đặt quá gần nhau vì dễ bị va chạm, nứt vỡ, hãm màu.
– Chén đĩa, nồi chảo bằng gỗ có thể bị hỏng khi rửa dưới nhiệt độ cao, loại bằng đồng, kẽm, bạc, thiếc có thể bị biến màu, loại bằng nhôm có thể bị phai màu sau nhiều lần rửa, loại bằng nhựa chịu nhiệt khi rửa nên đặt ở ngăn trên.
– Một số đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh sau nhiều lần rửa, có thể bị đục màu nên hạn chế rửa trong máy.
– Các món đồ thủ công, đồ trang trí được khuyến cáo làm sạch được trong máy nhưng chúng có thể không bền màu, bạn cũng nên cân nhắc khi rửa.
– Sau khi máy hoàn thành xong chu trình rửa nên tắt máy và đợi sau 10 – 20 phút, mở cửa máy ra để hơi nước bay ra ngoài, nhiệt độ máy nhanh giảm, chén đĩa mau khô hơn.