– Nên bảo quản rau trong tủ lạnh bao lâu?
Tùy vào từng đặc điểm của các loại rau sẽ có những khoảng thời gian nhất định trong khoảng từ 2 ngày cho đến 2 tuần.
+ Măng tây, cải bắp chỉ nên bảo quản từ 2 đến 3 ngày, nếu không sử dụng sẽ rất dễ bị hư hỏng, thối gây lãng phí.
+ Bông cải xanh, các loại đậu và hành lá có thời gian từ 3 đến 5 ngày.
+ Súp lơ, dưa chuột, các loại rau lá xanh, tỏi tây, lá diếp cá, bí ngô bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1 tuần
+ Với lá cần tây, củ cải, cà rốt thì bạn có thể sử dụng sau 1 đến 2 tuần kể từ khi bảo quản
– Nhiệt độ phù hợp trong quá trình bảo quản
Khi có nhu cầu bảo quản, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ của thiết bị về mức 34 đến 40 độ. Đây được đánh giá là khoảng nhiệt độ phù hợp nhất, giúp thực phẩm có thể giữ được màu sắc cũng như hương vị. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ qua mức 40 độ C thì khả năng rau củ bị hư hỏng là rất cao vì đây là điều kiện phát triển nhanh chóng nhất của các vi khuẩn gây hại hoặc ngược lại khi nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng thực phẩm bị đóng băng, không sử dụng được.
Do đó, trong quá trình sử dụng nếu gặp sự cố mất điện, nếu nhiệt độ trong ngăn lạnh dưới 4 độ C tối đa trong 2 giờ đồng hồ thì bạn vẫn có thể sử dụng thực phẩm và ngược lại.
– Một số loại rau có mùi hôi khi bảo quản
Trong quá trình bảo quản sẽ có một số loại rau củ có mùi hôi, làm mất đi mùi vị của các thực phẩm khác. Để hạn chế tình huống này, bạn có thể sử dụng một hộp bột nở đặt ở trong tủ để có thể hấp thụ mùi hôi và độ ẩm nhé. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên chú ý loại bỏ lớp bột trên cùng định kỳ để nó có phát huy tối đa công dụng nhé.
Ngoài ra, bạn có thể chú ý đến một số các trường hợp sau:
+ Táo, lê bị ám mùi khi bảo quản chung với bắp cải, cà rốt, khoai tây và hành lá.
+ Các loại hành phát ra mùi càng nồng khi được đặt cạnh các loại thực phẩm như: nho, lê, táo, cần tây, …
Bên cạnh đó, ngoài đặc điểm tạo mùi thì những thực phẩm này còn rất dễ bị cạn kệt độ ẩm. Do đó, người dùng nên đặt trong các hộp kín khi bảo quản.
– Một số các thực phẩm nhạy cảm với Ethylence
Ethylence được biết đến là một loại hóa chất thường xuất hiện ở nhiều loại rau củ. Khi bị hấp thụ chất này, thực phẩm sẽ xuất hiện các vết rỗ màu nâu trên thân lá hoặc biến đổi màu từ xanh sang đỏ, thậm chí là mất đi mùi vị thay vào đó là vị đắng mỗi khi ăn.
Các loại rau, củ có chứa chất Ethylence bao gồm: táo, lê, chuối, đào, mận, dưa hấu, cà chua, …
Những thực phẩm dễ hấp thụ bao gồm: hầu hết các loại rau xanh, đậu, dưa chuột, khoai tây, …
– Hạn chế rửa thực phẩm trước khi bảo quản trong tủ, chỉ nên rửa trước khi chế biến. Bởi khi rửa sẽ làm gia tăng độ ẩm khiến chúng dễ bị biến màu, hư hỏng.
– Cắt bớt các ngọn của một số các loại rau như: củ cải, cà rốt, xu hào để có thể tiết kiệm tối đa diện tích sử dụng.
– Tách riêng các thực phẩm có mùi hôi và chứa chất ethylene vào từng hộp, túi riêng biệt nhằm ngăn cản hiện tượng ám mùi cũng như mất độ ẩm trong khi bảo quản.
Để hạn chế tối đa chi phí cũng như thời gian mua các loại rau củ phục vụ trong các bữa ăn hàng ngày thì trước tiên người dùng nên có những phương pháp bảo quản khoa học nhất. Dưới đây, Thế giới điện máy online xin giới thiệu đến các bạn một số bí quyết:
– Không nên mua rau với số lượng lớn
Một trong những giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn có thể hạn chế tốt nhất việc thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản chính là mua ở một mức độ vừa phải, đủ cho nhu cầu sử dụng. Nhiều người luôn có thói quen mua rau nhiều tích trữ cho cả tháng. Tuy nhiên, thói quen này không chỉ không giúp tiết kiệm thời gian mà còn gây lãng phí do thực phẩm khi bảo quản nhiều sẽ dễ bị hư hỏng.
– Giữ rau xanh luôn khô ráo
Do sợ rau mua về bẩn, nếu bỏ ngay vào trong tủ lạnh sẽ bị bẩn nên nhiều người đã lựa chọn giải pháp rửa sạch tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia thì chỉ nên rửa khi có nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đã rửa thì nên lau khô trước khi cất vào tủ để hạn chế tình trạng hư hỏng hoặc ẩm mốc.
– Dự trữ riêng biệt trái cây, rau xanh
Các loại rau củ thông thường được chia làm 2 nhóm chính là rau củ có chứa chất ethylence và rau củ hấp thu chất ethylence. Nếu người dùng bỏ 2 loại thực phẩm này trong cùng một không gian sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng những thực phẩm bị hấp thụ nhanh chín và bị nẫu nếu không được sử dụng kịp thời.
Ví dụ như: trong khi bảo quản, bạn không nên để táó, chuối và một số loại trái cây khác ở gần nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lợi dụng đặc điểm này khi có nhu cầu làm chín một loại hoa quả nào đó.
– Sử dụng túi ni-lông trong khi bảo quản
Đa phần các thực phẩm đều có độ ẩm trung bình dao động trong khoảng từ 80 đến 95% trong khi đó độ ẩm trong tủ lạnh chỉ ở mức 65%. Vì vậy, để có thể hạn chế tối đa khả năng thoát hơi nước đặc biệt là ở các loại rau xanh thì lời khuyên dành cho bạn là hãy nên sử dụng túi ni-lông để bọc thực phẩm lại trước khi bảo quản trong tủ.
Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không phù hợp nếu đó là nấm rơm bởi đặc điểm cơ bản của nấm rơm có đến 90% là nước, do vậy trong quá trình bảo quản thực phẩm sẽ rất dễ gặp hiện tượng bị nhớt. Ngoài ra, nó cũng là thực phẩm có khả năng hấp thụ mùi khá mạnh, để có thể giữ trọn hương vị bạn nên gói chúng vào trong các túi giấy.
Trước khi tiến hành bỏ các thực phẩm vào trong tủ thì bạn cần phân loại trước. Bởi không phải loại rau, của nào cũng có cùng một đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm do đó có thể có nhiều loại sẽ không phù hợp với nhiệt độ trong tủ lạnh. Bạn có thể chú ý đến một số các thực phẩm như:
+ Khoai tây: Nếu nó chỉ mới được thu hoạch thì bạn có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ của tủ lạnh. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn phương pháp bảo quản truyền thống bằng cách bọc trong một lớp túi giấy và treo nơi thoáng mát để ngăn chặn khả năng khoai tây mọc mầm.
+ Cà chua: Đây cũng là một trong những thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh bởi khi ở một nhiệt độ không thích hợp rất có thể sẽ làm mất đi màu sắc, mùi vị cũng như các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
+ Đậu Hà Lan, ớt: Để thực phẩm có thể tươi ngon trong vòng từ 2 đến 3 ngày, trước khi bảo quản bạn nên rửa sạch và cho vào nước đun sôi kèm theo một chút muối. Sau đó, vớt ra một chậu nước mát, ngâm 2-3 phút rồi bỏ vào túi để bảo quản.
Có không ít chị em khi bảo quản rau để có thể dễ dàng bỏ vào các túi ni-lông đã lựa chọn giải pháp cắt nhỏ ra thành từng đoạn. Tuy nhiên đây là một giải pháp không hiệu quả bởi nó đã vô tình làm mất đi lớp bảo vệ bên ngoài của thực phẩm, khiến rau củ dễ bị hỏng hơn cũng như không còn đủ các chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, bạn chỉ nên cắt bỏ phần rau bị héo úa để tránh tình trạng chúng lây lan rộng ra, làm hư hỏng những phần còn lại.
Điển hình cho các thực phẩm có đặc điểm này phải kể đến rau diếp, rau ngò tây, mù tạt xanh, rau má và một số các loại thảo dược khác. Khi bảo quản, người dùng nên bỏ trong các hộp nhựa có khóa kéo được thiết kế dành riêng khi bảo quản rau củ. Những chiếc hộp này thường có kết cấu nhiều vách ngăn giúp cho không khí có thể dễ dàng lưu thông. Nếu không có, bạn cũng có thể sử dụng các loại túi nhựa để bảo quản. Trước đó, cần đặt hai tờ giấy thấm vào hai mặt để tránh tình trạng rau bị ướt, dễ gây thối hỏng.
Trên đây là một số mẹo bảo quản rau trong tủ lạnh hữu hiệu nhất mà Thế giới điện máy đưa ra để có thể phần nào giúp bạn có được những thực phẩm tươi ngon nhất. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy bình luận phía dưới để chúng tôi có thể giải đáp kịp thời nhé.